Site icon Henry's Notes

BACCM

Business Analysis Core Concept Model (BACCM)

BACCM là một framework dành cho phân tích nghiệp vụ. Gồm có 6 khái niệm cốt lõi. Trong đó, mỗi khái niệm cốt lõi được xác định bởi 5 khái niệm còn lại, không thể hiểu đầy đủ cho đến khi tất cả các khái niệm được hiểu.

BACCM được dùng trong:

Ta có thể hiểu đơn giản như sau:

Với mỗi khi bắt đầu từng kiến thức trong Nhóm kiến thức, BABOK sẽ trình bày mô hình này để giải thích ý nghĩa và giá trị của kiến thức đó.

Các loại yêu cầu

Stakeholder

Tuỳ vào mỗi công việc, các bên liên quan thường là cá nhân hoặc một nhóm có tác động đến công việc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Các bên liên quan thường gặp gồm có:

Ở đây, bạn biết vị trí của bản thân và những người trong dự án dễ dễ dàng làm việc, động viên lẫn nhau. Tuy nhiên, ở đây có một chỗ khá là cấn ở đây, đó là nhóm Key players và Defenders. Trong quá trình phát triển dự án, nhóm Key Players chỉ xuất hiện có mỗi PM. Dẫn đến nhóm Defenders cần insights từ phía Latents nhưng không có BA làm cầu nối. Và nhóm Latents lại thường xuyên “khuất mặt”, họ giao trách nhiệm định hướng phát triển lại cho nhóm Monitor. Và thường thì nhóm Latents chỉ xuất hiện ở giai đoạn nghiệm thu hoặc phê duyệt tiến độ. Nguyên nhân dự án thất bại cũng có phần xuất phát từ đây.

Ngoài ra, đôi khi nhóm Key Players chỉ có mỗi PM (project manager/product manager) kiêm luôn nhiệm vụ của những người còn lại. Cái này thì…

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
Bá nghệ tinh, bá láp sinh

LeeHonSo aka Lee Hói

Nhu cầu

Có phần này cũng thú vị nhưng trong BABOK không nhắc đó chính là NHU CẦU. Có thể chúng ta đã từng đặt niềm tin rất nhiều vào khách hàng vào những lần đi lấy yêu cầu ở dự án đầu tiên bạn tham gia. Chắc hạn các bạn đã tin rằng khách hàng sẽ cung cấp rõ ràng:

Nhưng thật ra thì…

Là vì nhiều mong đợi của khách hàng KHÔNG dựa trên NHU CẦU mà là MONG MUỐN.

Mình mới tìm được một bài viết về nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực bán hàng/marketing dựa trên “Tháp nhu cầu Maslow” cũng khá thú vị.

  1. Không có vấn đề
    • Ở cấp độ này, khách hàng về cơ bản là không gặp phải vấn đề, nên họ cũng không phát sinh nhu cầu với sản phẩm, đừng giới thiệu sản phẩm với họ.
    • VD: Không có tóc nên không có nhu cầu mua lược.
  2. Có vấn đề, không có nhu cầu
    • Ở cấp độ này, khách hàng hoàn toàn là có vấn đề, nhưng vì một số lí do nên họ chưa phát sinh nhu cầu. Hãy thuyết phục họ phát sinh nhu cầu.
    • VD: Chưa nhìn ra lợi ích hoặc thấy không cần thiết. Ví dụ: bảo hiểm.
  3. Có nhu cầu, đang tìm kiếm giải pháp
    • Ở cấp độ này, khách hàng đang phân vân giữa các hệ thống giải pháp khác nhau. Hãy quảng cáo “tính năng, giá, khuyến mãi, thương hiệu” để họ chú ý.
    • VD: Cùng là cư trú thì thuê nhà và mua nhà là 2 hệ thống giải pháp khác nhau.
  4. Đã biết đến thương hiệu, đang phân vân ra quyết định
    • Ở cấp độ này, khách đã biết đến thương hiệu của chúng ta, nhưng còn đang phân vân điều gì đó nên chưa quyết định mua. Hãy cho họ biết về Khuyến mãi và Lí do để tin tưởng (giải thưởng, feedback, KOLs, ý kiến chuyên gia, nghiên cứu khoa học).
    • VD: Khách đã search từ khóa thương hiệu của chúng ta, khách đã vào đọc landing page/website của chúng ta nhưng chưa mua.
  5. Đã mua sản phẩm, đang phân vân mua lại
    • Ở cấp độ này, khách đã mua sản phẩm/dịch vụ của chúng ta, họ đang phân vân xem có nên tiếp tục mua sản phẩm của chúng ta hay không.

Dựa vào gợi ý trên, các bạn có thể tham khảo cấp độ 1, 2, 3 để tìm hiểu MONG MUỐN của khách hàng có thực sự là một NHU CẦU hay không.

Rủi ro

Phần này BABOK cũng có đề cập khá rải rác, mình xin tập hợp lại đây theo cách hiểu của mình để mọi người tiện theo dõi.

Ngày xưa, mình có nói chuyện với một người bạn làm thiết kế Event, anh ấy nói sự hơn thua nhau của một người giỏi và không giỏi đó là khả năng nhận biết rủi ro. Càng nhìn được nhiều rủi ro thì bạn sẽ có chiến lược xử lý tình huống tốt nhất, sự kiên mới được diễn ra trọn vẹn. Các bạn có biết show LIVE! của Wowy chứ?

Quay lại với chủ đề chính, rủi ro xuất phát từ những nhóm nguyên nhân sau:

Và trong một quy trình làm phần mềm, chúng ta có thể xác định được rủi ro ở các nguồn sau:

Và để đối mặt với các rủi ro, chúng ta sẽ phân ra làm các mức độ sau:

Nhóm Kiến thức

Kế hoạch Phân tích Nghiệp vụ và Giám sát

Dựa vào Nhu cầu và Mục tiêu, chúng ta sẽ làm một số công việc để đưa ra được hướng tiếp cận nhằm “hiểu” được khách hàng. Hướng tiếp cận ở đây chính là kế hoạch làm việc để lấy yêu cầu. Đã là kế hoạch thì không có sai hoặc đúng, mà chỉ là phù hợp hay không mà thôi. Phù hợp là đảm bảo được những resources hiện có và yêu cầu của dự án.

Khi triển khai kế hoạch, bạn cần giám sát để điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với từng giai đoạn, đừng biến nó thành kế hoạch chết.

Khơi gợi và Hợp tác

Từ Nhu cầuThông tin phân tích nghiệp vụKế hoạch tham gia của các bên liên quan, và Hiệu suất Phân tích Nghiệp vụ, BA cộng tác với các bên liên quan để đánh giá giá trị tương đối của thông tin được cung cấp thông qua việc khơi gợi, và áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để xác nhận và truyền đạt giá trị đó.

Ngoài ra, khi các bên liên quan xảy ra mâu thuẫn do nhiều nguyên nhân khác nhau. BA là người nắm nhiều thông tin nhất, sẽ can thiệp để giải quyết vấn đề cho mọi người nhằm để các bên hiểu được góc nhìn của nhau.

Quản lý vòng đời của yêu cầu

Khi làm dự án, các yêu cầu từ phía các bên liên quan thay đổi liên túc, có thể là THÊM MỚI hoặc chỉ là THAY ĐỔI. Do đó, để tránh nhập nhằng và dễ quản lý. Nếu quản lý không tốt, nó sẽ là một mớ tạp nham giữa chức năng, lỗi,… rồi ảnh hưởng đến tiến độ, tiền bạc, thời gian. Và như phần NHU CẦU đã viết ở trên, bạn phải biết khi nào CHẤP NHẬN hay là TỪ CHỐI nó.

Do đó, thuật ngữ “Quản lý vòng đời của yêu cầu” xuất hiện. Đại khái là quản lý và duy trì các yêu cầu/thông tin từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Công việc này mô tả việc thiết lập các mối quan hệ có giá trị giữa các yêu cầu có liên quan, đánh giá các thay đổi khi có yêu cầu được đề xuất. Đồng thời phân tích và tìm sự đồng thuận khi có thay đổi (đại loại là CHỐT, có thực hiện yêu cầu này không).

Các công việc của Quản lý Vòng đời Yêu cầu như sau:

Phân tích chiến lược

Phân tích chiến lược tập trung vào việc hoạch định tương lai và các trạng thái chuyển tiếp cần thiết để giải quyết nhu cầu trong nghiệp vụ và công việc cần thiết được xác định theo nhu cầu đó và phạm vi giải pháp. Nó bao gồm tư duy chiến lược , cũng như khám phá hoặc tưởng tượng các giải pháp khả thi sẽ cho phép tạo ra giá trị lớn hơn cho các bên liên quan và / hoặc thu được nhiều giá trị hơn cho chính nó.

Thông thường, các công việc trong lĩnh vực kiến ​​thức này xảy ra sớm trong vòng đời của dự án.

Khi thực hiện phân tích chiến lược, BA phải xem xét bối cảnh mà họ đang làm việc và phạm vi dự đoán mà các kết quả có thể xảy ra. Khi một thay đổi có kết quả có thể đoán trước được, trạng thái trong tương lai và các trạng thái chuyển đổi có thể có, thường có thể được xác định rõ ràng và có thể hoạch định một chiến lược rõ ràng. Nếu kết quả của một thay đổi khó dự đoán, chiến lược có thể cần tập trung nhiều hơn vào việc giảm thiểu rủi ro, thử nghiệm các giả định và thay đổi hướng đi cho đến khi xác định được chiến lược rõ ràng trong việc đạt được các mục tiêu.

Phân tích và thiết kế

Phân tích và Thiết kế là công việc từng bước xây dựng, tinh chỉnh, xem xét độ ưu tiên và sắp xếp yêu cầu theo cấu trúc. Về bản chất, từ các thông tin được khơi gợi, đưa ra nhu cầu thực sự và chuyển đổi chúng thành những giải pháp cụ thể.

Yêu cầu và Thiết kế đều là những công cụ quan trọng. Khác biệt ở đâ là cách chúng được sử dụng và được dùng bởi ai. Thiết kế của người này có thể là yêu cầu của người khác. Các yêu cầu và thiết kế có thể ở mức tổng quát hoặc rất chi tiết dựa trên mức độ phù hợp với người sử dụng thông tin.

Đánh giá giải pháp

Đánh giá Giải pháp tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất, đang tiến hành và đã thực hiện trước, trong và sau vòng đời dự án. Bao gồm cả những ràng buộc có thể ảnh hưởng đến giá trị của dự án.

Việc đánh giá có thể được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển:

Năng lực

Bất kỳ ngành nghề nào cũng đều cần có Kiến thức và Kỹ năng. Và dưới dây là danh sách những kỹ năng cần có của Business Analyst. Đây là chương 9, từ trang 188 đến 215.

Kỹ thuật

Khi đọc đến phần này, BABOK sẽ giới thiệu cho bạn 50 kỹ thuật để moi móc thông tin ở chương 10, kéo dài từ trang 217 đến 368. Tuy có vẻ nhiều, nhưng nó được gom thành 9 nhóm như sau:

Dù bạn dùng kỹ thuật nào đi chẳng nữa thì bạn vẫn phải lặp lại 4 bước sau đây (3, 4, 5, 6):

Kage Bunshin no Jutsu

Kage Bunshin no Jutsu hay Ảnh thân phân chi thuật là tên chiêu thức của dân chơi “cấm thuật” Tobirama Senju aka Cụ Nhị để nói về các vai trò của Business Analyst và danh xưng của họ trong công việc.

Với nhẫn thuật này, người dùng sẽ tạo ra một hoặc nhiều phân thân của chính mình. Tuy nhiều điều khác biệt lớn nhất ở đây là trong khi phân thân bình thường (không tác động được lên các thực thể) thì Ảnh phân thân hoàn toàn có thể tác động đến các vật, người khác, tựa như 1 cơ thể sống thực sự.

Danh xưng (job title) của vị trí Business Analyst cũng tương tự như vậy. Vè yêu cầu công việc và kiến thức cốt lõi đều đã thể hiện ở phần trên. Nhưng ở môi trường làm việc, thì Business Analysis là một công việc được thực hiện bởi nhiều người với vị trí khác nhau.

Các bạn nên tham khảo series Muôn nẻo đường BA của tác giả Thịnh Notes để hiểu rõ hơn về tấm hình ở trên. Anh ấy sẽ dùng một câu chuyện để dẫn dắt và giải thích từng vị trí trong từng loại hình công ty khác nhau.

Kết thúc

Cuốn sách BABOK là một tài liệu hướng dẫn và ghi chú cô động lượng kiến thức bạn cần tìm hiểu. Do đó, bạn nên tham gia các buổi workshop có liên quan đến IIBA để hiểu rõ hơn.

Mình gợi ý cho các bạn một góc nhìn khác của công việc BA thông qua cuốn sách Small Data: The Tiny Clues that Uncover Huge Trends của Martin Lindstrom. Nếu có thời gian thì tìm hiểu nhé.

Dù sao thì, đây là những gì cảm thấy cần đọc ở cuốn BABOK tại góc nhìn của mình hiện tại. Nếu bạn kỳ vọng cái gì đó khác thì mình rất tiếc.

Source: here.

Exit mobile version